Thịt bò Úc giá rẻ được dân Việt ưa chuộng

Thit bo Uc đang được các bà nội trợ Việt Nam đón mua mỗi ngày tại các chợ nhờ giá rẻ và lại là thịt tươi. Tình thế này cho thấy, thịt bò nội địa đang bị "bò ngoại" lấn lướt ngay trên 'sân nhà.'

Tại siêu thị Hà Nội, giá bán mỗi kg thịt bò bắp của Úc là 370,000 đồng, tương đương 18.5 đôla. Còn giá thịt bò Việt cùng loại bán ra khoảng 350,000 đồng, tương đương 17.5 đô la một kg. 

Một bà nội trợ tên Nguyễn Kim Thanh cho biết, giá cả thịt bò của Úc và Việt Nam không chênh bao nhiêu, trong khi thịt bò Úc thơm ngon hơn, giá trị dinh dưỡng nhiều hơn. Vì vậy, theo bà Thanh thì "không có lý do gì mà không dùng thịt bò Úc."

Số lượng bò Úc nhập cảng về Việt Nam tăng vọt. (Hình: bayvut.com.au)

Một trong những đơn vị được cho là đã mang đến cơ hội để thịt bò Úc chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam là công ty thực phẩm Vissan.

Theo Việt Nam Net, kể từ đầu tháng 9, 2013 vừa qua, công ty thực phẩm Vissan không còn tung ra thị trường thịt bò Việt. Vissan thay vào đó là thịt bò Úc. Ngay lập tức, loại thực phẩm mới này được giới nội trợ đón nhận.

Việt Nam Net dẫn lời ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Công ty Vissan chi nhánh Hà Nội cho biết đã nhập cảng trực tiếp nguyên con bò Úc về Việt Nam. Vì vậy, giá thành thịt bò Úc tươi ra thị trường rẻ đến bất ngờ.

Thịt bò Úc bày bán tại siêu thị ở Việt Nam. (Hình: báo Tiền Phong)

Còn theo VNEconomy, một công ty tư nhân ở Việt Nam đã nhập cảng trên 15,000 con bò sống của Úc từ đầu năm 2013 đến nay. Con bò Úc được giết mổ tại Việt Nam, được phân phối khắp các siêu thị lớn, nhỏ, kể cả các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thực phẩm… Còn theo Cơ quan Thú Y vùng 6 của Việt Nam, bò Úc được nhập cảng chính ngạch tại Việt Nam tăng mạnh, kể từ đầu năm 2013. Chỉ riêng trong tháng 9, số con bò Úc được đưa về Việt Nam lên đến 32,500 con.

VNEconomy nói rằng, lâu nay thịt bò xuất hiện trên thị trường Việt Nam phần lớn được cung cấp từ các lân bang như Cambodia, Lào, Thái… Còn theo Giám đốc Cơ quan thú y vùng 6, dùng thịt bò Úc an toàn hơn nhiều so với bò của các nước Đông Nam Á. Bà Trương Thị Đồng, Giám đốc Công ty Trung Đồng nói rằng, giá thịt bò Úc nhập cảng chỉ đắt hơn bò Việt Nam từ 10 đến 15%, là khoản chênh lệch không đáng kể.

Người ta còn lo ngại bò nhập cảng về Việt Nam tăng vọt trong thời gian gần đây sẽ "đè bẹp" con bò nội địa. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam - Nguyễn Đăng Vang, đó là "hệ quả tất yếu" vì nguồn cung trong nước quá thấp so với nhu cầu tiêu thụ nội địa. Ông cũng chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam "chưa có chính sách giúp phát triển ngành chăn nuôi bò thịt."

VNEconomy còn tiên liệu rằng, ngành chăn nuôi bò thịt sẽ "không thể ngóc đầu lên được," nếu Việt Nam không có một chiến lược chăn nuôi thích hợp. (PL)

Read More...

Thịt bò Úc nhập khẩu rẻ hơn thị bò Việt Nam

Mặc dù giá mua tại thị trường Úc là 2 USD/kg thịt bò hơi, gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác nhưng về đến Việt Nam giá là 58.000 đ/kg. Còn thịt bò Việt Nam là 70.000 đồng.


Trên thị trường tiêu dùng tại một số thành phố lớn hiện nay, thit bo nhap khau từ Australia ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Có 2 lý do, thứ nhất thịt nhập khẩu được người tiêu dùng đánh giá là chất lượng hơn. Thứ hai, bất ngờ là giá thịt bò Úc không chênh lệch là mấy so với giá thịt trong nước.

Ít ai nghĩ giờ đây người tiêu dùng lại dễ dàng chế biến thịt bò Úc để phục vụ những bữa ăn hàng ngày.

Chị Nguyễn Kim Thanh - người tiêu dùng nói: “Khi vào siêu thị, tôi thấy 1 kg thịt bò Úc là 370.000 đ, trong khi đó thịt bò ta là 350.000 đ với cùng một loại là thịt bò bắp. Giá cả chênh nhau không đáng bao nhiêu tiền. Mà thịt bò Úc thơm ngon hơn, giá trị dinh dưỡng hơn nhiều, nên tôi không có lý do gì mà không dùng thịt bò Úc”.

Do giá bò thịt trong nước tăng nên khoảng chênh lệch giá giữa hai loại thịt bò này đã rút ngắn xuống còn 6% mặc dù thuế nhập khẩu bò đông lạnh khá cao, từ 15-20%.

Còn tại thị trường TP HCM, giá thịt bò Úc thậm chí còn rẻ hơn thịt bò Việt Nam. Từ đầu tháng 9, hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố đã không còn thấy mặt hàng thịt bò có xuất xứ Việt Nam. Thay thế vào đó là thit bo uc, được nhập khẩu nguyên con về giết mổ trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoại trừ thịt phi lê đắt hơn 10.000-20.000đ/kg, các mặt hàng khác như bắp bò, thịt đùi… giá tương đương bò Việt Nam, mặc dù để đến tay người tiêu dùng, thịt bò Úc còn phải gánh thêm phí vận chuyển, thuế nhập khẩu…

Giá mua tại thị trường Úc là 2 USD/kg thịt bò hơi. Gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chỉ có 58.000 đ/kg. Trong khi đó, bò Việt Nam có giá dao động khoảng 70.00 đ/kg thịt bò hơi.

Ông Nguyễn Văn Mạnh - Giám đốc Công ty Vissan chi nhánh Hà Nội chia sẻ: “Ai cũng thắc mắc tại sao bò Úc mà lại giá rẻ thế. Tuy nhiên, đó là thực tế vì chúng tôi nhập từ gốc nguyên con, không qua thương lái nên kiểm soát được giá. Vì thế, khi ra thị trường, giá thịt bò Úc mới rẻ như vậy. Thêm nữa, vì chúng tôi nhập nguyên con nên được giảm thuế, thuế nhẹ hơn thịt đông lạnh”.

Gồng gánh trên mình nhiều loại phí hơn nhưng trên đường đua, con bò Úc đang bắt kịp con bò Việt. Và đến khi Việt Nam gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP ) - nơi hàng rào thuế quan được xóa bỏ, thì lợi thế cho con bò Úc bứt phá là điều thấy rõ.

Read More...

Vụ xén bữa ăn của học trò: Bị chất vấn, hiệu trưởng lúng túng!

Khoảng 10 giờ 30 sáng 5-11, đại diện phụ huynh các lớp của Trường Tiểu học Tân Lập (Nha Trang, Khánh Hòa) đã có cuộc chất vấn với Hiệu trưởng Phan Thị Tiến Lợi về vụ bớt xén khẩu phần ăn của học trò bán trú vừa bị phát hiện và nhiều vụ việc “lùm xùm” khác báo chí từng đăng tải.

Tại cuộc họp, nhiều phụ huynh tỏ thái độ bức xúc về vụ bớt xét khẩu phần ăn của học trò. “Một ngôi trường chuẩn quốc gia, một môi trường giáo dục, dạy bảo các cháu mà để xảy ra nhiều chuyện tiêu cực, mất đoàn kết, bớt xén thức ăn của các cháu nhỏ là không thể chấp nhận được"- phụ huynh Hoàng Niên Hiệu nói. 

Phụ huynh yêu cầu làm rõ trách nhiệm của hiệu trưởng sau khi vụ việc xảy ra. Bên cạnh đó, nhà trường cần công khai xử lý những người sai phạm và những cá nhân liên quan. 


Cuộc chất vấn giữa phụ huynh và Hiệu trưởng Lợi 

Nhiều phụ huynh khác cũng phát biểu, chất vấn thẳng thắn, cho rằng suốt gần 20 năm qua, Trường Tân Lập 1 chưa để xảy ra điều tiếng gì. Cô hiệu trưởng mới về được một năm, chuyện tiêu cực, mất đoàn kết xảy ra liên tục.

Trong khi hội yêu cầu tiếp tục hợp đồng nấu cơm với những người cũ (đã làm việc nhiều năm tại trường), hiệu trưởng lại tự ý đưa người mới vào làm việc. Vì sao hiệu trưởng lại cấm thanh tra nhân dân, hội phụ huynh giám sát bữa ăn học trò? Các cháu kêu sữa thối, thịt gà thối… ai bảo vệ các cháu? Nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm, ai chịu trách nhiệm? Đó là những câu hỏi phụ huynh đưa ra trong cuộc họp.

Sau khi bị chất vấn, Hiệu trưởng Lợi không trả lời thẳng nội dung các câu hỏi mà nói vòng vo, đổ lỗi hết người này đến người khác khiến phụ huynh càng bức xúc. Không thỏa mãn, nhiều người bỏ họp ra về trong ấm ức, đồng thời tuyên bố sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng thay hiệu trưởng để ổn định tình hình trường.

Trước cuộc làm việc này, khi bị các phóng viên hỏi về việc bớt xén thức ăn học sinh, bà Lợi giải thích do sáng 30-10, đoàn kiểm tra của phòng GD-ĐT về trường nên bếp trưởng phải cập nhật số liệu để báo cáo và nhờ một phụ bếp chia thức ăn. 

Trường có 15 lớp bán trú nhưng phụ bếp chia thức ăn “nhầm” thành 16 xô bò xào và 16 xô canh khoai tím nấu tôm. Sau đó một cấp dưỡng thấy xô thịt còn dư, sợ bị kỷ luật nên giấu đi, chứ không phải bớt xén (?). 

Bà Lợi tư lự sau cuộc họp 

Phóng viên thắc mắc tại sao lại chia thịt bò vào 4 bịch ni lông, bà Lợi trả lời các cô làm vậy để lấy xô trả nhà trường. Khi PV tiếp tục đặt câu hỏi: Sao không dư cơm, mà chỉ dư thit bo uc gia re và canh tôm? Định mức một suất ăn là 14.000 đồng, số thit bo nhap khau dư đó nếu chia cho một lớp thì mỗi em được ăn 15.000 đồng thịt bò, chưa kể cơm, canh tôm…, bà Lợi lúng túng, không thể biện minh. 

Rốt cuộc, bà Lợi nhận mình là người có trách nhiệm trong vụ này nhưng vẫn cho rằng Hiệu phó Mai Hồng Vân mới là người chịu trách nhiệm chính. Trong khi trước đó, Phòng GD-ĐT Nha Trang xác định trách nhiệm toàn bộ vụ việc thuộc về Hiệu trưởng Lợi.

Nguồn : Người Lao Động

Read More...

Những món ăn sáng ngon mà rẻ ở Singapore

Dưới đây là 6 món ăn sáng ngon tuyệt cú mèo, giá cả lại phải chăng tại quốc đảo Singapore.

Với sự giao thoa văn hoá của nhiều dân tộc, ẩm thực Singapore đã hấp thụ nhiều tinh tuý và tạo nên bức tranh ẩm thực đầy màu sắc. Một chuyến đi tới đất nước này có thể cho du khách cơ hội được nếm thử các món ngon từ khắp nơi trên thế giới. Tuyệt vời hơn nữa, bạn sẽ không tốn quá nhiều tiền để lấp đầy cái bụng rỗng. Dưới đây là những món ăn sáng ngon, hợp túi tiền ở đảo quốc sư tử.

1. Bánh mỳ nướng Kaya

Bánh mỳ nướng bằng than được phết với kaya (một loại mứt làm từ dừa và trứng) là món ăn ưa thích của người dân Singapore để bắt đầu một ngày mới. Ở một vài nơi, bạn có thể thưởng thức bánh mỳ nướng kaya với trứng lòng đào và kết thúc bữa sáng bằng một tách kopi (cà phê đen). Đây là bữa sáng đơn giản nhất nhưng có thể dễ dàng khiến bạn hài lòng. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở hầu hết các quán cà phê ở Singapore.

Khởi đầu ngày mới với món bánh mỳ nướng giòn tan.

2. Chai Tow Kway

Chai Tow Kway hay còn được gọi là bánh cà rốt. Đây là món ăn được làm từ củ cải trắng hấp với bột gạo thành bánh. Sau đó, nó sẽ được đem chiên với trứng và trang trí bằng hành lá. Món bánh cà rốt có hai loại là trắng và đen. Trắng là khi bánh được ăn riêng. Còn khi được ăn kèm với nước tương đậu nành ngọt, bánh sẽ có màu sẫm.

Món Chai Tow Kway khi ăn có vị thơm ngon, béo ngậy.

3. Chee Cheong Fun

Chee Cheong Fun là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một dạng bánh cuốn với lớp bột gạo mỏng và nhân bên trong vô cùng đa dạng bao gồm tôm, xá xíu hay thit bo uc. Bạn cũng có thể thưởng thức món bánh này đơn giản chỉ cùng nước sốt cay hoặc ngọt với hạt vừng được rắc lên trên đĩa bánh.

Bạn sẽ "nghiện" món bánh này từ lúc nào không biết.

4. Chwee Kueh

Chwee Kueh là bánh gạo nước làm từ nước và bột gạo với lớp trên cùng là củ cải chiên. Đây là một trong những món bánh rất phổ biến ở Singapore. Người dân Singapore thường ăn món bánh này vào bữa sáng hay những bữa ăn nhẹ trong ngày.

Chwee Kueh ngon đòi hỏi phải có độ mịn và mượt.

5. Nasi Lemak

Mặc dù là một món ăn truyền thống của Malaysia, Nasi Lemak luôn nằm trong danh sách những món ăn sáng yêu thích của người dân Singapore. Nasi Lemak là món cơm được nấu với nước cốt dừa béo ngậy ăn cùng với nhiều món ăn khác nhau như đậu phộng rang muối, cá cơm chiên, cá và trứng. Một số nhà hàng gói gạo trong lá chuối để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Tại các nhà hàng tự chọn, thực khách có thể tự tay làm món Nasi Lemak cho riêng mình.

6. Roti Prata

Một món ăn điển hình khác của người dân Singapore có thể làm bạn hài lòng, đặc biệt là vào các buổi sáng chính là món bánh Roti Prata. Đây là món bánh kếp có nguồn gốc từ Ấn Độ với phần nhân rất đa dạng như pho mát, hành tây, nấm hay trứng. Bánh Roti Prata ‘Kosong’ (không có nhân) có giá rất rẻ, chưa tới 1 USD Singapore (tương đương 17.000 đồng).

Cách tốt nhất để thưởng thức Roti Prata là dùng tay nhúng bánh vào nước sốt cà ri.

Read More...

7 món ăn đường phố Hà Nội được du khách ưa thích

Một chuyên trang du lịch vừa qua đã đưa ra danh sách 7 món ăn đường phố mê hoặc khách nước ngoài ở Hà Nội.
Bạn đang xem bài phóng sự ảnh. Nhấn vào đây để xem dưới dạng trình chiếu ("slideshow")

1. Bún chả


Đặc sản Hà Nội là món ăn không thể bỏ qua của các du khách nước ngoài. Với thịt nướng, bún và nước mắm pha rất khéo, bún chả khiến nhiều du khách phương Tây mê mệt và không thể nào quên khi rời Việt Nam.

2. Phở


Là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam trên thị trường ẩm thực quốc tế, một bát phở bò hay gà khiến mọi du khách đều mê mệt. Nhiều người còn muốn học hỏi công thức để đem về chế biến ở nước họ cho đỡ nhớ, đỡ thèm.

Ngoài các hàng phở quen thuộc nổi tiếng như phở Thìn, phở Lý Quốc Sư…, còn có nhiều biến tấu phở độc đáo khác khiến ai cũng nhớ nhung khi rời Hà Nội như phở trộn gà Lãn Ông, phở trộn bò Trần Hưng Đạo, phở rán lòng xào Nguyễn Siêu…

3. Bún bò Nam Bộ


Không phải đặc sản Hà Nội nhưng với độ “phủ sóng” lớn, bún bò Nam Bộ là món ngon khó cưỡng đối với du khách tới thủ đô. Bún trộn với giấm, rau, giá, hành và thịt bò, mang vị thanh, ngon tuyệt hảo của ẩm thực Đông Nam Á. Bún bò Nam Bộ nổi tiếng nhất ở Hà Nội phải kể đến quán bún trên Hàng Điếu.

4. Nem rán


Cũng gắn liền với danh tiếng ẩm thực Việt là món nem rán. Món này có bán khắp nơi từ các nhà hàng hạng sang tới các dãy phố. Thông thường, nem rán hay ăn kèm với bún chả nhưng cũng có những nơi bán nem rán riêng, chấm với nước mắm chua ngọt với công thức pha chế không đâu bằng. Chẳng thế mà nhắc đến Việt Nam, nhiều du khách đã thấy hiện ra trong đầu hình ảnh của những chiếc nem rán giòn.

5. Bánh gối


Bánh gối với lớp vỏ giòn, vàng và nhân mềm mại của nấm, miến, thịt lợn… là món ăn đường phố hảo hạng cho du khách tới Hà Nội. Bánh gối ăn kèm với các loại rau và nước chấm, có thể cuốn trong bánh đa nem đều ấn tượng tuyệt vời. Các quán bánh gối ngon mà bạn có thể dẫn bạn bè nước ngoài tới là bánh gối Đội Cấn, bánh gối Tôn Đức Thắng.

6. Phở cuốn


Món phở thanh mát từ bánh phở và thit bo nhap khau này đặc biệt được du khách nước ngoài yêu thích vì khá dễ ăn. Món ngon này bán ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là khu Ngũ Xã.

7. Bánh mì


Bánh mì kẹp thịt, dưa chuột muối, trứng, xúc xích hay pate là món khoái khẩu của người Việt cũng khiến khách Tây mê mẩn khi tới Hà Nội. Từ chiếc bánh mì bắt nguồn từ Pháp, người Việt đã có nhiều biến tấu để làm nên suất bánh mì ngon lành, no nê mà bất cứ ai từng thử đều không thể quên

Theo Trí Thức Thời Đại

Read More...

Giúp bé phát triển trí não nhờ thức ăn và giấc ngủ

Trong những tháng đầu tiên, bộ não là phần phát triển nhanh nhất trên cơ thể bé. Sự tương tác của mẹ với bé, cộng với chế độ dinh dưỡng tốt chính là chìa khóa để bé phát triển bộ não.

Sữa mẹ và sự phát triển não

Để kích thích não phát triển tối đa, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng. Chuỗi axit béo dài polyunsaturated (long-chain polyunsaturated fatty acids - LCPs), cần thiết cho những kết nối trong bộ não.

Ngoài ra có nghiên cứu khẳng định, những bé có hàm lượng LCPs cao, chỉ số IQ cũng cao hơn.


Sự cần thiết của chất sắt

Phát triển trí não yêu cầu có nhiều chất sắt, đặc biệt từ 6 tháng tuổi, khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể giảm sút. Sắt cần cho sinh trưởng các chức năng của não. Vì thế, thiếu sắt khiến bé mệt mỏi, bứt rứt và khó tập trung.

Thịt đỏ và rau có lá màu xanh có nguồn sắt dễ hấp thu. Từ 7 tháng tuổi, bạn có thể cho bé làm quen với món thit bo uc 1-2 lần mỗi tuần.


Bạn cũng nên cho bé ăn thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cam vì chúng giúp hấp thu sắt tốt. Nguồn thức ăn giàu sắt khác gồm bánh mỳ, hoa quả khô.

Thông minh với carbohydrates

Để hoạt động tốt, bộ não của bé cần nhiều năng lượng. Một trong những “nhiên liệu” cho não là carbohydrate. Chọn carbohydrate gốc tinh bột như khoai tây, bánh mỳ, mỳ gạo (3-4 bữa/tuần) và hoa quả, rau xanh (3-4 phần/ngày) để bé có nguồn năng lượng tối đa.


Tránh cho bé ăn carbonhydrate gốc đường (đường và bánh quy) vì chúng chỉ làm bé sâu răng, no bụng mà ít dinh dưỡng.


Quan niệm thịt cá giúp bổ não luôn đúng, đặc biệt với loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá mòi, cá thu. Cá chứa dầu có hàm lượng Omega 3 cao – axit béo cần cho não phát triển và hoàn thiện chức năng. Các chuyên gia khuyên, bé chỉ nên ăn 1-2 bữa cá mỗi tuần. Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn cá không xương vào tháng thứ 7.


Protein

Bé cần tiêu thụ protein hàng ngày. Bạn hãy cho bé ăn một phần đậu đỗ, phô mai, cá, thịt mỗi ngày.

Trứng cũng là thức ăn phát triển bộ não cho bé và là thực phẩm nên bổ sung sau 6 tháng tuổi. Trứng giàu protein, dồi dào lecithin, củng cố trí nhớ và kỹ năng tập trung. Tuy nhiên, chỉ cho bé ăn lòng trắng trứng khi bé đã được 1 tuổi.

Đồ uống

Để thúc đẩy phát triển cho não, bé yêu của bạn cần đồ uống phù hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước lọc làm tăng khả năng tập trung ở bé, phòng mất nước nên tránh bé bị mệt và cáu kỉnh.

Các vitamin cần thiết

Tất cả vitamin và chất khoáng đều giúp ích cho quá trình phát triển của bé, trong đó vitamin nhóm B có hiệu quả hơn cả. Vitamin nhóm B giúp bé duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Nhiều bé thích ăn bốc miếng bánh mỳ hoặc rau, đậu. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B khác là sữa, ngũ cốc, chuối, đậu đỗ, rau có lá màu xanh.


"Thần dược" giấc ngủ

Để não hoạt động tốt, bé cần được ngủ đủ. Trong những tháng đầu đời, bộ não của bé hoạt động cực kỳ mạnh mẽ, phát triển liên tục và tạo ra những kết nối với tốc độ ngạc nhiên. Bé tiếp nhận thông tin mới ngay khi vừa thức giấc và trong lúc ngủ, những thông tin này được lưu trữ và phân loại trong não.

Bé mới sinh có nhu cầu ngủ tự nhiên và chiếm hầu hết thời gian trong ngày, càng về sau, bé càng thức dài hơn. Hãy thiết lập thói quen ngủ có giờ giấc khi bé được 3 tháng tuổi vì điều này giúp bé ngủ tốt hơn về sau.

(Theo Trí thức trẻ)

Read More...

Thịt bò kho gừng

Món bò kho gừng mềm, đậm đà có vị thơm của gừng và vị cay của tiêu sẽ khiến cho bữa cơm gia đình thêm ấm cúng trong tiết trời se lạnh.



Nguyên liệu:

400g thit bo uc, hành tía, nhánh gừng, nước mắm, hạt tiêu, bột nêm, dầu ăn, muối và 1 muỗng cà phê nước màu.

Cách làm:

Thịt bò rửa sạch, cắt hình quân cờ, trộn đều cùng một ít muối trắng trong vòng 15 phút. Gừng cạo vỏ thái chỉ. Hành đập dập, cắt nhỏ.

2 muỗng dầu ăn cho vào nồi đun già cho hành vào phi thơm rồi cho gừng thái chỉ đảo đều. Sau đó trút thịt bò vô; vặn nhỏ lửa để thịt bò quyện lấy vị gừng. Khi thịt bò chín tái thì đổ nước lạnh (nước xâm xấp bằng thịt bò); rồi cho mắm, bột nêm và nước màu. Đun trong khoảng 30 phút (đậy kín vung nồi) tới lúc thịt chín mềm, thấm màu sậm của nước màu thì tắt bếp.

Múc món bò kho gừng ra đĩa, rắc thêm hạt tiêu là có thể thưởng thức.



BẠCH VÂN

Read More...

Mì gạo trộn thịt bò Úc

Hãy thử một lần làm món mì gạo trộn thit bo uc như thế này xem sao nhé!



Nguyên liệu:
- 2 muỗng canh tương ớt

- 2 muỗng canh nước xì dầu

- 2 muỗng canh giấm thơm balsamic

- 2 muỗng canh rượu sake hoặc rượu gạo

- 2 muỗng canh tương ớt ngọt

- 450g thịt sườn

- 1/2 muỗng cà phê muối

- 1/2 muỗng cà phê bột hạt tiêu đen

- 1 muỗng canh tinh bột ngô

- 1 muỗng canh đường nâu

- 2 muỗng canh dầu mè

- 4 quả ớt Thái đỏ (cắt nhỏ)

- 3 tép tỏi (băm nhỏ)

- 1 muỗng cà phê gừng tươi (bào)

- 4 nhành hành lá (cắt thành những miếng 1,75cm)

- 1 quả ớt chuông đỏ (cắt thành dải dài 1,75cm)

- 1/4 chén đậu phộng rang

- 240g mì gạo



Cách làm:

Đánh đều tương ớt, xì dầu, giấm, rượu, tương ớt ngọt trong một bát nhỏ.



Cắt thịt bò thành các dải mỏng, rau đó rắc muối, hạt tiêu, tinh bột ngô và đường nâu vào. Đảo đều để thịt bò ngầm gia vị.



Cho dầu mè vào một chảo lớn rồi làm nóng dầu trên một ngọn lửa vừa sau cho đó cho ớt thái vào xào trong 2-3 phút.

Thêm tỏi và gừng rồi xào thêm 1 phút. Thêm hành lá và ớt chuông đỏ.



Xào từ 3-4 phút sau đó thêm thịt bò vào nước xốt (nước gia vị tẩm ướp thịt bò). Xào thịt từ 5-7 phút.



Trong khi xào thịt bò, có thể chuẩn bị luộc mì gạo theo hướng dẫn của gói. Cho lạc rang vào thịt bò.



Sau đó đảo đều.

Cho mì luộc vào bên dưới 4 bát (chia đều nhau), sau đó, xúc thịt bò xào thập cẩm lên trên. Khi ăn nhớ trộn đều rồi thưởng thức nhé!





Chúc các bạn thành công và ngon miệng với mì gạo trộn thit bo nhap khau nhé!

Read More...

Thịt bò om khoai tây hấp dẫn cho bữa cơm chiều

Món thịt bò om khoai tây vừa ngon vừa mềm rất thích hợp để chế biến trong những ngày mát trời.

Nguyên liệu cho món om

- 10 củ khoai tây cỡ trung bình

- 900g thit bo Uc

- 1 củ cà rốt

- 1 củ hành tây lớn

- 180g xốt cà chua

- 4 chén nước

- 1 muỗng canh gia vị Better Than Bullion (của bò hoặc gà)

- 3 lá nguyệt quế

- Dầu ăn

- Muối và hạt tiêu

Chuẩn bị: 25 phút

Nấu ăn: 1 giờ

Tổng thời gian: 1 giờ 30 phút
Cách làm món thịt bò om khoai tây

1. Làm nóng nồi với dầu ăn. Thịt bò cắt miếng vuông vừa ăn sau đó cho thịt vào nồi đảo qua để các mặt thịt có màu nâu.



2. Hành xắt hạt lựu cho vào nồi. Cà rốt cắt thành các dải nhỏ cho vào nồi thịt. Nêm ít muối và hạt tiêu, lá nguyệt quế vào thịt.




3. Hòa xốt cà chua với 2 chén nước trong 1 bát riêng biệt. Sau đó đổ hỗn vào nồi thịt.



4. Trong một bát khác cũng hòa trộn 1 muỗng canh gia vị Better Than Bullion (của bò hoặc gà) với 2 chén nước và đánh đều để gia vị tan.


5. Cho gia vị vào nồi thịt bò. Hạ nhiệt ở mực độ thấp, đậy vung lại và để sôi trong 60 phút. Thịt bò sẽ rất mềm.

6. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch cắt thành các miếng nhỏ. Sau đó cho vào nồi thịt. Tăng nhiệt độ lên mức trung bình cao và để nồi sôi trong 30 phút.



7. Khi được, cho thịt bò om khoai tây ra đĩa rồi thưởng thức với cơm nóng nhé!



Thịt bò om khoai tây thật hấp dẫn!



Chúc các bạn thành công và ngon miệng với thit bo nhap khau om khoai tây!

Theo Eva

Read More...

4.000 con bò qua biên giới mỗi ngày

Trong 9 tháng năm 2013, lượng bò nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến. Thịt bò tiêu dùng trong nước phần nhiều được nhập tiểu ngạch từ Thái Lan, Lào, Campuchia. Chăn nuôi trong nước ngày càng “lép vế”.

Chăn nuôi bò không còn được nông dân mặn mà (Ảnh minh họa)

Bò Úc, bò Lào ồ ạt tuồn vào

Thời gian gần đây, lượng thit bo Uc nhap khau ngày càng tăng, người tiêu dùng cũng rất ưa chuộng. Đặc biệt, một số công ty phía Nam nhập khẩu nguyên con bò Úc về nước, giết mổ bán thịt tươi sống. Giá loại thịt này gần như tương đương trong nước. Theo Cơ quan Thú y vùng 6 (Cục Thú y), số lượng bò Úc sống nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2012 trở về trước không đáng kể. Nhưng riêng 9 tháng năm 2013, số lượng bò Úc sống nhập khẩu vào Việt Nam đã lên tới 32.500 con, chưa kể lượng bò đông lạnh. 

Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của Việt Nam ngày càng lớn, trong khi nguồn cung liên tục giảm sút nhiều năm qua. Ông Nguyễn Xuân Bình - Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 nhận xét, bò Úc ít dịch bệnh hơn bò Đông Nam Á. Úc là nước có nền chăn nuôi phát triển và là vùng an toàn dịch bệnh. Vì vậy, giá thit bo uc gia re khi nhập khẩu về đến Việt Nam cũng chỉ nhỉnh hơn giá thịt bò trong nước không đáng kể.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, bò nhập khẩu từ Úc có giá rất cạnh tranh do chăn nuôi quy mô lớn, trong khi chăn nuôi bò tại Việt Nam quy mô nhỏ, giống chất lượng kém. Theo tính toán của Hiệp hội Chăn nuôi, giá thịt về Việt Nam kể cả thuế mức 58.000 đồng/kg (bò hơi) trong khi giá trong nước ở mức 60.000 đồng/kg. Do đó, bò nội khó cạnh tranh với bò nhập khẩu. Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Co.opmart Hà Nội cho biết, toàn bộ sản phẩm thịt bò được bày bán ở siêu thị Co.opmart Hà Nội là bò đông lạnh được nhập khẩu từ Úc. “Lượng thịt đông lạnh nhập về sẽ được rã đông từng phần và bán cho khách trong ngày”, ông Nguyễn Tiến Dũng nhận định.

Không chỉ thịt bò Úc đang tràn ngập các siêu thị lớn, nhỏ, các cửa hàng bán đồ nhập khẩu mà ngay đến thịt bò mà người tiêu dùng đang sử dụng hàng ngày, chủ yếu nhập từ Campuchia, Lào, Thái Lan... Một lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng, trung bình, số lượng bò nhập tiểu ngạch qua đường biên giới mỗi ngày khoảng 4.000 con.

Bò Úc tươi sống sẽ sớm ra Bắc?

Trao đổi về thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, lượng thịt bò nhập khẩu về nước tăng mạnh trong thời gian gần đây là do cạnh tranh về giá. Trong khi, lượng bò trong nước chỉ chiếm 7% tổng lượng thịt. 

Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, số lượng đàn bò Việt Nam giảm nhẹ. Đàn bò hiện chỉ còn 5,2 triệu con, giảm 3,1% so với năm ngoái. Trong đó, khoảng 170.000 bò sữa, còn lại là bò thịt. “Chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam chủ yếu vẫn là tận dụng nên sản lượng không cao, lượng thịt đáp ứng cho thị trường chiếm tỷ lệ nhỏ”. Về tình hình bò từ Lào, Thái Lan, Campuchia tràn sang Việt Nam, ông Nguyễn Đức Trọng cho rằng, phần lớn là nhập tiểu ngạch qua biên giới nên cũng rất khó ngăn chặn. “Lợi dụng đường biên, mỗi người chỉ lùa 5-7 con từ bên kia biên giới về nước như đi chăn thả nên không kiểm soát được. Số lượng nhập tương đối nhiều vì lượng bò thịt trong nước thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhận định.

Dự báo về xu hướng phát triển đàn bò trong tương lai để không còn phải chịu cảnh “nước nông nghiệp nhưng sản phẩm gì cũng nhập khẩu”, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, rất khó để đẩy mạnh chăn nuôi trong bối cảnh thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam cao nhất nhì thế giới. Hơn nữa, giao thương ngày càng mở rộng và thuận tiện, từ việc nhập khẩu bò Úc đông lạnh, một số tỉnh phía Nam đã nhập khẩu bò Úc nguyên con giá thành rẻ hơn, thịt tươi sống đáp ứng đúng thị hiếu người Việt. Ông Nguyễn Đức Trọng cho rằng: “Hình thức nhập khẩu nguyên con bò Úc sống rồi về giết mổ trong nước ngày càng phát triển. Dù bây giờ mới manh nha ở phía Nam nhưng chắc chắn, không bao lâu sẽ qua cảng Hải Phòng vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc”.

Vân hằng - Tuyết Nhung

Read More...

Lạ miệng mì chiên giòn cùng thịt bò xào rau củ

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản cùng với thao tác dễ dàng là bạn đã có món mì chiên giòn ăn cùng thịt bò xào rau củ rất ngon miệng cho ngày cuối tuần đấy.


Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Mì trứng khô
- 120g đậu Hà Lan
- 1 bông cải xanh
- 120g nấm rơm
- 120g măng
- 200g thịt bò
- Hành lá, tỏi, bột ngô, dầu mè

Đến phần hành động này >:D<:


Bước 1:

- Đầu tiên, bạn sơ chế các nguyên liệu rau và nấm, sau đó cắt măng, nấm và bông cải thành từng miếng nhỏ.


Bước 2:

- Thái thit bo uc gia re thành từng miếng mỏng vừa ăn.


Bước 3:

- Ướp thịt bò nhập khẩu với bột ngô, xì dầu, dầu mè trong khoảng 15 phút.


Bước 4:

- Ngâm mì vào nước sôi khoảng 1' rồi vớt ra, để ráo nước. Trong chảo dầu nóng, bạn cho mì vào rán đến khi mì vàng giòn.

Chú ý: để mì vào giấy sau khi rán để không bị đọng dầu nhé!

Bước 5:

- Trong một chảo khác, bạn cho bông cải, đậu Hà Lan và ngô bao tử vào xào. Đến khi bông cải bắt đầu chuyển màu xanh đậm, thêm nấm rơm và măng vào. Khi các nguyên liệu chín hẳn, bạn cho ra đĩa để riêng.

- Phi thơm hành tỏi rồi cho thịt bò vào xào nhanh. Thêm phần rau củ vào, đảo đều nhanh tay rồi đổ hỗn hợp lên trên phần mì xào đã chuẩn bị sẵn.

Chúng ta cần ăn ngay khi còn nóng nhé!

Món mì xào giòn rụm, ăn kèm rau củ xào ngon ngon hẳn sẽ làm bữa ăn cuối tuần của bạn trở nên thú vị hơn rất nhiều đấy!

Read More...